UBND HUYỆN THỦ THỪA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH-PGDĐT Thủ Thừa, ngày 15 tháng 6 năm 2020
KẾ HOẠCH
Hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện,
giai đoạn 2020 – 2025
Căn cứ Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 27/4/2020 của UBND tỉnh Long An về việc hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, Kế hoạch số 360/KH-UBND ngày 12/6/2020 của UBND huyện Thủ Thừa về việc hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020 – 2025, Phòng GD&ĐT ban hành kế hoạch, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Phấn đấu 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng các hình thức khác nhau; 100% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống và kỹ năng tự bảo vệ trước các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi.
2. Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, cộng tác viên làm công tác trẻ em được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em.
3. Phấn đấu 100% các trường học được tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong trường học và học sinh; thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi phát hiện học sinh bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN
1. Đối tượng: Các cơ quan, đơn vị trường học, tổ chức xã hội đặc biệt là cha mẹ và trẻ em.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2020 đến năm 2025.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, cha mẹ và trẻ em
a) Tổ chức tập huấn hướng dẫn cho giáo viên, người chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi, quan niệm trong việc bảo vệ trẻ em.
b) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và vận động xã hội về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em, tạo lập môi trường sống an toàn cho trẻ em.
c) Các trường MN-MG, TH và THCS xây dựng các chuyên mục phục vụ công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng và giáo dục về bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
2. Phòng ngừa bạo lực học đường; hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong trường học
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhận diện, phát hiện, thông báo, tố giác. Giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em và quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111).
b) Lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào kế hoạch giáo dục nhà trường. Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với học sinh.
c) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các trường học về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em.
d) Hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong các trường học.
3. Tiếp nhận khám, chữa bệnh, phòng ngừa và hỗ trợ, can thiệp của ngành y tế đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục
a) Lồng ghép hoạt động phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em vào hoạt động khám, chữa bệnh cho trẻ em và hoạt động tư vấn, hỗ trợ tâm lý ở cơ sở y tế.
b) Xây dựng quy trình tiếp nhận khám, chữa bệnh và tăng cường năng lực của nhân viên y tế về phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
c) Cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời, chất lượng cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương về công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; đẩy mạnh công tác hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em là nạn nhân bạo lực, xâm hại tình dục.
2. Tiếp tục triển khai pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em; triển khai thực hiện quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn huyện.
3. Phát triển dịch vụ bảo vệ trẻ em trên các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và tư pháp; chú trọng cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại gia đình, cơ sở giáo dục và cơ sở y tế.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em các cấp; ứng dụng công nghệ thông tin để kết nối với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111); duy trì việc thực hiện hiệu quả cơ chế thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
5. Tăng cường công tác kiểm tra liên ngành về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện kế hoạch sử dụng trong dự toán chi ngân sách Nhà nước được giao hàng năm của ngành GD&ĐT.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Giáo dục và Đào tạo
– Triển khai các hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường; hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong trường học.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhận diện, phát hiện, thông báo, tố giác, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em và quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111).
+ Chỉ đạo các trường lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào kế hoạch giáo dục nhà trường. Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với học sinh.
+ Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các trường về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em.
+ Hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong các trường học.
2. Các trường MN-MG, TH và THCS
– Triển khai các hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường; hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong trường học.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhận diện, phát hiện, thông báo, tố giác, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em và quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111).
+ Chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào kế hoạch giáo dục nhà trường. Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với học sinh.
+ Tham gia tập huấn nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các trường về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em.
+ Hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong các trường học.
3. Chế độ báo cáo
– Các trường MN-MG, TH và THCS thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm (trước ngày 01/11) về Phòng GD&ĐT huyện thông qua (bộ phận GDTX) để tổng hợp, báo cáo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định.
Trên đây là kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025, yêu cầu Hiệu trưởng các trường MN-MG, TH và THCS triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: KT.TRƯỞNG PHÒNG
– Lãnh đạo Phòng GD&ĐT; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
– Các trường MN-MG, TH-THCS;
– Lưu: VT, GDTX.
Phạm Quốc Tuấn